Wednesday, June 22, 2016

BÊN KIA BỜ - HUỲNH NGỌC NGA

Phải chi tôi khóc được hay làm một cái gì đó trước tin anh chết để tỏ sự đau đớn của tôi, của một người bạn viết chưa từng diện kiến, đối lời. Nhưng tôi chỉ nghe mình bất động, đông cứng ý, rỗng không đầu óc và miệng tôì thì lẫm bẫm “Chết rồi sao? Mới đó mà. Chết rồi sao? Mau quá vậy?”.
Vâng, mau thật. Từ lúc chị Nguyên Hạnh Hoàng thị Doãn gữi thư mail báo tin anh bịnh đền lúc cũng chính chị cho biết anh đã vĩnh viễn ra đi chưa đến một tuần mà. Tôi mới viết thư động viên tinh thần anh hai ngay qua và còn đang chờ hồi âm của anh như những lần tôi viết và anh luôn tử tế trả lời. Vậy mà ông anh hiền lành của tôi,  người bạn viết của bạn đọc Viên Giác giờ không còn nữa, anh đã bỏ tất cả để đi khi tin yêu cuộc đời vẫn còn đó, nghiệp chữ nghĩa vẫn còn kia.  



…Ngày đó, cách đây hơi lâu, khoảng năm 2008, khi quyển sách Những Cây Bút Nữ Viên Giác ra đời, tôi được dịp gặp gỡ tất cả các chị em trong nhóm tác giả, chị Doãn là bà chị đầu đàn sau đó đã giới thiệu qua mạng e-mail một người bạn thời Trung học của chị, hiện là một cây bút được nhiều người biết đến trên diễn đàn truyền thông bên kia trời Mỹ quốc: nhà văn, nhà bình luận, nhà sưu khảo Trần Bình Nam. Tôi không có cơ duyên cùng anh gặp gỡ như cô bạn Hoa Lan khi anh du hành sang Đức trong chuyến viếng thăm châu Âu sau đó nhưng tôi cũng như các bạn bút nữ trong nhóm vẫn thường xuyên nhận bài riêng anh gữi qua thư điện tử. Mỗi lần như thế tôi đều viết hồi đáp cám ơn và thỉnh thoảng có đôi lời đàm luận cùng anh, anh ưu ái trả lời tôi như một ngưòi anh tốt bụng luôn hướng dẫn, giúp đỡ tận tình người em cần học hỏi. Thấy anh tử tế, tôi nhiều lúc cũng gữi bài viết để chia sẻ chữ nghĩa cùng anh và thật bất ngờ, anh đem các bài đó chuyển cho những tờ báo quen để giới thiệu.Vì thế bài viết của tôi nhờ anh mà có bài đã được chu du trên các báo Việt bên Mỹ, tôi vui trong niềm vui được “bay bỗng” đó đây, anh hỉ hạ lây với cái vui của người bạn xa chưa từng biết mặt. Anh em tôi cứ như thế mà thư đi, tin lại trong phạm vi chữ nghĩa, văn chương; những lần Tết đến thì thiệp chúc xuân ân cần trao đổi, anh ân cần không những với tôi mà còn với tất cả những ai anh quen biết qua tờ báo Viên Giác tận trời Âu nầy. 

Tuesday, March 29, 2016

Lời tiễn biệt cựu DB Trần Văn Sơn của NB Huỳnh Lương Thiện

NB Huỳnh Lương Thiện thuật lại vụ họp báo đầu tiên tại hải ngoại của 3 dân biểu tỵ nạn tại Nhật ngày 30-4-1977.
Kính thưa tang gia và quý vị hiện diện trong tang lễ cựu Dân Biểu Trần Văn Sơn.Tôi rất hân hạnh được Ban Tổ Chức Tang Lễ cho vài phút để thưa chuyện cùng quý vị.Dịp này, tôi sẽ nói về một số kỷ niệm, cái duyên gặp gỡ, được làm việc chung với cựu Dân Biểu Trần Văn Sơn, mà theo tôi, đó là một trong những may mắn của cuộc đời mình. 
Tôi gặp ông lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1977 tại thành phố nhỏ Kominato, cách Tokyo khoảng 100 cây số trong một trường hợp hy hữu. Đó là lúc chiếc tàu dầu Ryuko Maru của Nhật vớt được 34 người VN trốn thoát, đang lênh đênh trên biển. Trong số thuyền nhân ấy, có ông và hai vị dân biểu khác là ông Trần Văn Thung và ông Nguyễn Công Hoan đang hiện diện trong căn phòng này. Lúc ấy, tôi là một nhân viên của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tại Nhật lo việc đón tiếp đồng bào tỵ nạn đến Nhật.

"Vĩnh Biệt" - của GMT

Bác chia buồn cùng các cháu và chúc gia đình các cháu luôn được bình an sau khi ba các cháu đã ra đi thanh thản để khỏi kéo dài sự đau đớn, dằn vặt của bịnh tật trong tuổi già. Ba các cháu sống như vậy là thọ lắm rồi.
Nghe tin ba cháu mất, Bác cũng buồn lắm. Bác đã mất đi một người thân quen vui tánh và cùng hạp thơ văn tuy rằng ba các cháu viết bình luận nhiều hơn.
Bác gởi bài thơ "Vĩnh Biệt" để tưởng nhớ đến ba các cháu.

Thương các cháu,
Bác,
GMT

Cựu Dân Biểu Trần Văn Thung - Người học trò cũ 56 năm trước

Thưa Thầy,
Thưa quý vị hiện diện hôm nay để chia buồn với gia đình và tiễn đưa Ông Trần văn Sơn

Hôm nay người học trò  cũ 56 năm trước  của lóp đệ nhất B trường Trung học Võ Tánh Nha Trang đang đứng khóc Thầy , tiễn Thầy.
Và chia buồn cùng gia đình,   cùng Anh Chị Dương, VN. Chị  Lợi, VN. Các cháu Phương, Tâm, Cương, Trâm , Trân
56 năm qua, lúc làThầy lúc là Bạn đã gắn bó với nhau qua nhiều đoạn đường. Dù Thầy đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần để Thầy ra đi như một người bình thường.

Vâng lời Thầy, không kể về câu chuyện 56 năm qua giữa Thầy và trò, giữa Bạn và một người Anh cả nhưng xin Thầy cho phép người học trò của Thầy, người bạn của Thầy tiễn Thầy đi với những nét chấm phá trong 56 năm qua mà không bao giờ quên.

Học trò Thầy cũng đã buồn vì bị Thầy mời ra khỏi lớp vì một lỗi rất học trò “nói chuyện khi thầy giảng bài”. Khi gặp lại Thầy, tôi hỏi thầy còn nhớ không, Thầy nói “ai mà nhớ mấy chuyện đó”. Khi cùng làm việc với Thầy, tôi rất vui sau những lần thảo luận về một vấn đề, có lần  Thầy đã nói “tôi thua Anh”.

LỜI TIỄN BIỆT THẦY TRẦN VĂN SƠN CỦA ÔNG NGUYỄN MẠNH TRÍ

Tiễn biệt đôi dòng, ngăn ngấn lệ
Nguyện Thầy yên giấc, mộng quê hương

Thầy Sơn trong tang lễ một người Bạn cùng khóa cuối năm 2015


Kính thưa Quý vị.

Tôi là Nguyễn Mạnh Trí, hải quân khóa 10. Vào trường năm 1960 thì Thầy đã là Trung úy, giáo sư môn Điện kỹ nghệ là môn chúng tôi sợ nhất. Thầy rất nghiêm nghị và trông có vẻ khô khan.

Chúng tôi ra trường năm 1962, trong khi Thầy vẫn tiếp tục dạy ở trường Nha Trang rồi sau đó đắc cử dân biểu Nha Trang vào năm 1971.

Sau năm 1962, chúng tôi ít liên lạc dù rằng vẫn biết được những hoạt động của Thầy. Về hưu năm 2005, Thầy trò chúng tôi liên lạc nhiều hơn khi tôi lập một Website nghiên cứu về Tranh Chấp Biển Đông. Thầy đã là một bình luận gia nổi tiếng của Cộng Đồng với những bài viết sắc bén và chính xác.

Thỉnh thoảng, Thầy gọi điện thoại cho tôi, hỏi một vài chi tiết về Hoàng Sa và Trường Sa. Thầy tỏ vẻ vui vui khi tôi cho biết rằng khá nhiều đồng bào quốc nội đọc các bài viết trên mạng. Trong những lúc thảo luận riêng tư, hai thầy trò ít đề cập về vấn đề chính trị. Thầy để lộ khá nhiều suy tư cũng như tấm lòng đối với quê hương dù rằng quê hương không được như lòng Thầy mong muốn.

LỜI TIỄN BIỆT BÌNH LUẬN GIA TRẦN BÌNH NAM CỦA ÔNG NGÔ QUỐC SỸ

Kính thưa tang  quyến
Kính thưa quý thân hữu

Trước linh cửu của anh Trần Văn Sơn, bút hiệu Trần Bình Nam, tôi cảm thấy nghẹn lời. Tuy không phải là thân thuộc trong gia đình, nhưng chúng tôi  đã coi nhau như anh em ruột thịt từ bao nhiêu năm.

Anh Trần Văn Sơn, lúc làm Giám Đốc Quân Huấn tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang, có đi dạy thêm và  là đồng nghiệp của chúng tôi tại truờng Trung Học Võ Tánh và các truờng tư thục Nha Trang. Anh dạy toán, chúng tôi dạy Triết, nhưng tôi đã  luôn luôn coi anh như một nguời anh, và tình thân giữa hai chúng tôi quá  thắm thiết, tuy tuổi tác cách biệt khá xa, tôi đáng tuổi học trò của anh…

Sau đó, anh theo đuổi sự nghiệp chính trị với chức vụ Dân Biểu Khánh Hòa. Chúng tôi vẫn liên lạc trao đổi với nhau về chuyện đất nuớc và dân tộc..

Friday, March 25, 2016

Lê Khắc Lý tiễn biệt Tâm Ðạt Trần Văn Sơn

Tâm Ðạt Trần Văn Sơn
                               
Khóc người bạn cùng lớp, cùng phòng của trường Trung Học Khải Ðịnh khóa 48-55, Tâm Ðạt Trần Văn Sơn, bút hiệu Trần Bình Nam, một người bạn thân thiết, tâm giao,đã ra đi ngày 11 tháng 3, 2016, một cách thanh thản,can đảm và bình an, trong sự tiếc thương sâu xa của gia đình và bằng hữu. LKL

Chưa thành công, nhưng anh đã thành nhân
Di sản anh để lại một tinh thần
Không xu nịnh, a dua, nhưng bất khuất
Một cuộc đời “Tâm Ðạt” hiến tha nhân!

Tôi hân hạnh làm bạn bè cùng lớp
Khải Ðịnh năm xưa Bốn Tám Năm Lăm (1)
Anh xuất sắc bao nhiêu về toán học
Tôi lằng nhằng với cảm hứng thơ văn!

Thursday, March 24, 2016

Cao Văn Duy - Những kỹ niệm với một "Người Bạn Lớn " Trần Văn Sơn

1-Chuyến tàu và lời tỏ tình trên đảo

              Tôi và Sơn học chung lớp đệ nhị B2 trường Khải Định niên khóa 53-54.Trong lớp ngoài Sơn có nhiều bạn học rất giỏi như Nguyễn Tâm Cảo,Dương Văn Đình,Vũ Đình Minh và rất nhiều bạn khác.
              Ngày đó Sơn và Đình giải hầu hết các bài tập trong sách Hình Học Không Gian của Lebosse vào 1 quyển vở và cho chúng tôi mượn.Nhờ quyển vở với bài giải này và phương pháp sư phạm của thầy Đinh Quy tôi tiến bộ môn Toán thấy rõ.
            Sau khi đậu Tú Tài ,tôi học tiếp,bạn Sơn thi đậu vào trường Hải Quân Brest của Pháp,bạn Đình lên chiến khu và chúng tôi mất liên lạc từ đó.

          Tôi về dạy hoc tại trường TH Võ Tánh Nhatrang từ năm 1958.Trường đang rất thiếu các Giáo Sư dạy lớp Đệ Nhất nên mời Sơn về giảng dạy và tôi gặp lại Sơn.Sơn lúc này đã là Sĩ Quan Trung Tâm Huấn Luyện HQ Nhatrang

Monday, March 21, 2016

Phạm Nam Phu

TRẦN thế còn bao chuyên điêu linh
BÌNH quốc an dân việc riêng mình!
NAM Bắc chiến chinh ai thắng bại?
PHỤC hồi dân chủ mộng bình sinh
HƯNG quốc trọn đời anh hy sinh!

Nguyễn Pháp - Xin kính VĨNH BIỆT THẦY

CẢM TỪ VĨNH BIỆT Thầy TRẦN VĂN SƠN
Kính thưa Quý Tang quyến của Thầy
Kính thưa quý vị và thân hữu hiện diện

Trước hết, xin thay mặt các Học trò của Thầy, anh em Khóa 8 Hải Quân, Gia đình Đệ nhất Hổ Cáp Nha Trang, xin thành kính dâng lên Thầy nén tâm hương bái tạ vĩnh biệt Thầy, để bày tỏ lòng thương kính và cảm phục lên vị Thầy, đã hy sinh tận tâm trong sự nghiệp giáo dục tuổi trẻ và dâng hiến trọn đời cho Tổ Quốc và Dân tộc.

Thầy đã ra đi trong vội vã, không một lời từ biệt ..không muốn cho những học trò của Thầy nhìn thấy cảnh đau thương của tử biệt sinh ly .
Thầy âm thầm ra đi, như con tàu  lặng lẽ vĩnh viễn ra khơi không có ngày trở về bến Mẹ.

Đặng Hiệp - Ecole Navale ở Brest

Ông Sơn thân mến,

Hôm 8/3/2015 vừa qua, nhận được bài viết cuối cùng của ông báo tin ông lâm trọng bệnh và đã quyết định không chữa trị nữa, tôi thật xúc động vì hồi tháng 5 năm ngoái tôi còn gặp ông ở buổi ĐHHQ thì thấy ông vẫn còn khỏe mạnh nhưng hơi có vẻ buồn buồn.  Lúc đọc bài viết đó tôi cũng đang sửa soạn mọi chuyện để qua Cali dự đám tang của một người thân trong gia đình vào cuối tuần 12/3.  Nhân dịp qua Cali này tôi cũng đã định sau đám tang sẽ xuống San Diego thăm ông luôn thể.  Không ngờ tin sét đánh cho biết ông đã ra đi sáng sớm ngày 11/3.  Đúng là số tôi không được gặp ông nữa.

Sunday, March 20, 2016

Tiếc thương Nhân Sĩ Bình Nam - Quang Thuận

Tiếc thương Nhân Sĩ Bình Nam ,
Nhân chứng thế kỷ muôn vàn mến yêu ,
Tổ quốc mất một Việt kiều,
Tôi mất Huynh Trưởng sớm chiều sẻ san .

Quảng Thuận .

Đôi lời tiễn biệt anh Tâm Đạt Trần Văn Sơn tức bình luận gia Trần Bình Nam - Lê Xuân Khoa

Kính thưa toàn thể tang quyến,
Kính thưa quí vị quan khách,

Ngày hôm nay, tôi rất hân hạnh thay mặt cho Vietnam Issues Forum có đôi lời tưởng niệm một thành viên đặc biệt là Tâm Đạt Trần văn Sơn tức nhà bình luận nổi tiếng Trần Bình Nam. Vietnam Issues Forum (VNIF) là một diễn đàn nội bộ trên lưới điện tử của một số người quan tâm đến những vấn đề hệ trọng của đất nước, như bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững và dân chủ hóa chế độ. Qua diễn đàn không chính thức này, các thành viên trao đổi thông tin, tài liệu và ý kiến, hoàn toàn trên cương vị những cá nhân độc lập. Nhiều thông tin và ý kiến trên diễn đàn đã được phổ biến một cách chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm trên các phương tiện truyền thông khác và cũng đã được sử dụng trong một số dự án nghiên cứu hay vận động ở trong hay ngoài nước, như hiện nay một nhóm nhà khoa học về nông nghiệp và môi sinh đang  đóng góp cụ thể cho một chiến dịch mang tên “Cứu nguy Đồng bằng Sông Cửu 
Long.”.

Lê Xuân Khoa (trái) và Trần Bình Nam (phải) năm 2014. (Photo: PTH)

https://vietbao.com/a250704/doi-loi-tien-biet-anh-tam-dat-tran-van-son-tuc-binh-luan-gia-tran-binh-nam

Thursday, March 17, 2016

Phan Tấn Hải thành kính tưởng nhớ: Ngàn đêm ngồi viết hịch, mời gọi toàn dân đòi dân chủ, Muôn dặm bước Bình Nam, lay động cả nước dậy Phục Hưng

Phan Tấn Hải 
Nơi đây, xin phép gọi bằng thói quen: anh Trần Văn Sơn. Tuy rằng tuổi của cựu dân biểu Trần Văn Sơn, người viết bình luận nổi tiếng với bút hiệu Trần Bình Nam, cách biệt tuổi của tôi thật xa, cũng là hai thập niên. Nhưng tôi hân hạnh có giao tình với anh Sơn cũng từ thật lâu xa, có lẽ cũng hơn hai thập niên, hay nói kiểu Mỹ là khoảng ¼ thế kỷ.


Lần đầu gặp là năm 1991 hay 1992. Khi đó anh Thân Trọng Mẫn bảo tôi, hai đứa mình lái xe lên quận Los Angeles gặp ông này, bàn chuyện nước xem. Đó là lần đầu tôi nghe tên ông Trần Văn Sơn, cũng không biết là cựu dân biểu, chỉ ngồi nghe, nói về chuyện khắp thế giới. Tôi cũng không nhớ lúc đó nhà anh Trần Văn Sơn ở thành phố nào, và cũng không có cơ hội tới nhà thăm lần thứ nhì. Nhiều năm sau, có lúc biết rằng anh Sơn ở Redondo Beach, cũng nằm trong Quận LosAngeles; rồi có lúc dọn về San Diego.

Cựu HQ Trung tá Lê Bá Thông - Thân phụ của HQ Đại tá Lê Bá Hùng, chỉ huy trưởng Phân đội Khu trục hạm số 7 trực thuộc Đệ 7 Hạm đội

Kính gửi Thầy Trần văn Sơn,
Sáng sớm hôm nay, 9/3/2016 tôi bàng hoàng và rất buồn khi đọc email do Thầy Nguyễn Khoa Phước chuyển tiếp thông báo tin dữ về "Nhà bình luận Trần Bình Nam (cựu Dân biểu VNCH Trần Văn Sơn) bị ung thư giai đoạn cuối!!!" 
Kính thưa Thầy Sơn, 
Tôi đã đọc bài viết của Thầy được Post vào Home Page của Thầy để thông báo bà con, bạn bè, thân hữu về tình trạng sức khỏe của Thầy và không cầm được nước mắt. Tôi rất nhớ Thầy qua những kỹ niệm lúc còn ở trong trường Sĩ quan Hải quân Nha trang dưới sự giáo huấn của Thầy và lần gặp Thầy tại tư gia của anh Nguyễn Đình Điều ở Md hay trong những lần họp khóa 10 ở Orange county, California. 
Tôi luôn luôn kính trọngThầy ...

Lưu văn Thăng - Sáu mươi năm kỷ niệm

Oregon, ngày 15 tháng 3 năm 2016




                      Sơn trước cổng trường Ecole de l’Air Salon

Vừa đọc xong bài viết “tôi và bệnh ung thư” của Sơn, tôi bàng hoàng sửng sốt.  Không thể tin được người bạn vừa nhìn thấy trên những tấm hình do bạn Lý Đãi gởi đến vài tuần trước đây nay đã đến những ngày cuối của cuộc đời?  Người tôi tê đi trong nỗi buồn khó tả.  Tôi chụp điện thoại gọi cho Sơn để kiểm chứng.  Không trả lời.  Thường thường khi tôi gọi Sơn để thăm hỏi, tôi không để lại lời nhắn, nhưng sau khi biết tôi gọi, Sơn đều trả lời.  Tôi chờ đợi.  Đó là ngày 9/3/2016.  Hôm sau tôi nôn nóng lại gọi Sơn, nhưng lần này tôi dùng FaceTime của IPad để gọi. Vẫn không có trả lời.  Tôi tắt máy lòng bồn chồn khó tả. Bổng nhiên có tiếng chuông reo, tôi vội đến để trả lời nhưng chuông đã tắt.

Wednesday, March 16, 2016

Đinh Xuân Dũng - Vài lời Về Trần Bình Nam

Vài lời Về Trần Bình Nam
nhân dịp ra mắt Tuyển Tập Bình Luận Chính Trị 4, 2005
                                                 
Đinh Xuân Dũng

Trần Bình Nam, tên thật là Trần Văn Sơn, sinh năm 1933, cưụ học sinh trường Quốc Học Huế. Năm 1955 anh trúng tuyển một kỳ thi tuyển mộ tại Sàigòn và được chính phủ VNCH gởi đi học tại Hải Quân Học Viện Pháp tại thành phố Brest. Sau hai năm anh ra trường với cấp bậc Thiếu Úy và cấp bằng Kỹ Sư Cơ Khí Hàng Hải. Về nước, sau một thời gian ngắn phục vụ trên các chiến hạm của Hải Quân VNCH anh được thuyên chuyển về làm giảng viên Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, cơ sở đào tạo sĩ quan Hải Quân Việt Nam vừa được Pháp trao trả.  Anh tham gia việc huấn luyện sĩ quan hải quân Việt Nam từ khoá 8 đến khoá 23 và đã góp phần đào tạo hơn  2000 sĩ quan,  trong đó có người  đã là Đại Tá Hải Quân trước 1975.

PHẠM TRỌNG LÔC - THẦY ƠI !

THẦY ƠI 
                                               PHẠM TRỌNG LÔC
Nén nhang thắp giữa chơi vơi,
Mang theo trong khói ngàn lời tiếc thương…

Người xưa có câu: :” Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy”.  Tuy rằng, Thầy chưa từng trực tiếp dạy con một chữ nào trong trường học, nhưng với những ân tình Thầy để lại trong con từ lúc con biết Thầy đến giờ, thì Thầy  đã luôn là người Thầy đầy kính trọng và thân thương của con.
Còn nhớ lại lần đầu con tình cờ được quen biết Thầy là vào khoảng  năm 2002, con là người trung gian chuyển tin lien lạc giữa các quý Thầy trong nhóm bạn Khải Định 48-55 từ Mỹ  về Việt Nam . Khi đó con chỉ  biết thầy giáo dạy toán trường Võ Tánh. Sau vài lần tìm hiểu, con lại biết Thầy Trần Văn Sơn còn có bút danh là Trần Bình Nam- một cây bình luận chính trị sắc bén trên các diễn đàn chính trị của cộng đồng Người Việt ở Hải ngoại. Từ đó trở đi, mỗi lần đọc các bài  bình luận chính trị của Thầy, con càng thêm kính trọng Thầy qua kiến văn uyên bác, tấm lòng nhân hậu đầy trắc ẩn, và  hơn hết là những suy tư, trăn trở của một người con tha hương với vận mệnh dân tộc, quốc gia..

Tuesday, March 15, 2016

Quả Phụ Tôn Thất Quỳnh Tiêu - Ngôi vườn nhiều kỷ niệm vui buồn

Mới 4 năm trước ngày 12 tháng 3, 2012, buổi sáng anh gọi cho tôi dặn rằng "sáng nay có bận chút chuyện, xong tôi sẽ đến thăm Quỳnh Tiêu"...nhà tôi ra đi lúc 1.30 trưa, anh đến với bó hoa hồng trên tay và chính anh là người vuốt mắt cho nhà tôi không quên hôn lên má chồng tôi và bảo "sao bạn chết mà sắc mặt đẹp quá vậy" tôi đứng lịm người, bật khóc
Hai ngày tang lễ tại nhà quàn anh không bỏ sót, điều hành và đọc điếu văn trước linh cửu, anh còn dự phần khiêng quan tài đi vào phòng thiêu, những cử chỉ và việc làm của anh còn hơn cả tình huynh đệ
Suôt năm 2015 anh đã mắc bệnh, tôi bận lo bán nhà, tháng 7 nhân ngày phát hành Tập San KĐ48/55 anh nhận phần sách của tôi, mang lại nhà cho tôi, thấy tôi lu bu anh bảo chị QT ra bên ngoài vườn tôi chụp hình cho, mặc dù tôi từ chối nhưng anh chỉ ngay cây mãn cầu đang ươm trái và đã chụp cho tôi, ngày sau trong email anh đã gởi hình với câu chị QT với ngôi vườn nhiều kỷ niệm vui buồn, có lẽ anh đã đoán là tôi đang buồn nhiều hơn vui vì căn nhà này khi còn nhà tôi và nay đành bỏ mà đi

Lê Văn Trác - chia buồn cùng cháu và tang quyến

Bác là Lê-Văn Trác ở Uc.
Hai bác rất xúc động khi được tin Ba cháu đã lâm trọng bệnh.
Tiếp theo nổi đau buồn đến qúa nhanh , tin Ba cháu đã vĩnh viễn ra đi.
Hai bac , xin chia buồn cùng cháu và tang quyến . Nguyện cầu cho hương linh Ba cháu Trần Văn Sơn sớm về với cõi Phật.

Lê Văn Trác

Tôn Nữ Kim Nhung

GS Nhật Thiện NGUYỄN Thái Sơn, Paris.- Thành kính phân ưu với gia đình quyến thuộc anh Trần văn Sơn

Thành kính phân ưu vi gia đình quyến thuc anh Trn văn Sơn (Trn Bình Nam) và hi hướng cu nguyn cho linh thc ca anh v nơi thường tnh lc ci Tây phương.
Cũng như  Thy Thích Như Đin ( Chùa Viên Giác,Đc quc) tôi tán thán gương sáng Bi-Trí - Dũng vn toàn ca anh và tin tưởng anh linh và ý nguyn ca anh strường tn trong nhiu bn bè và pht t trong ngoài nước.

GS Nht Thin NGUYN Thái Sơn, Paris.


Monday, March 14, 2016

Nam Pham - The Honorable Tran Van Son

Within 10 days, the Overseas Free Vietnamese community and Vietnam lost two of their biggest advocates for democracy, Dr. Nguyen Ngoc Bich of Virginia and the Honorable Tran Van Son of California. And I lost two dear friends and comrades-in-arm over the last 30 years. Attending his funeral, I thought how one could dedicate his whole life to the cause of freedom, literally in Dr. Nguyen Ngoc Bich's case to his last breath. He died on his flight to a conference on how to protect Vietnam from China's encroachment/invasion and how to bring democracy to Vietnam.
The Honorable Tran Van Son, a former congressman of the Republic of Vietnam, a political essayist, and an activist for democracy for Vietnam, passed away in his sleep, two days after teasing me in one of his last emails,
Their dedication and sacrifice have inspired many, including me. Their deaths are depressing me.
May they rest in peace and their souls bless the cause of freedom and democracy everywhere.

Đào Tăng Dực - Muốn đền đáp ơn tri ngộ đối với anh Trần Bình Nam

Tưởng nhớ Bình Luận Gia Trần Bình Nam
Qua đời ngày 11 tháng 3, 2016 tại California, Hoa Kỳ, thọ 84 tuổi:
Tôi gặp anh Trần Bình Nam, tức Trung Tá Hải Quân và cựu dân biểu VNCH Trần Văn Sơn, lần đầu tại Geneve, Thụy Sĩ khoảng năm 1983. Gặp lần đầu mà đã tâm đầu ý hiệp.
Sau đó tôi gia nhập Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam do anh lãnh đạo cho đến bây giờ. Gặp được anh là may mắn cho tôi vì từ đó tôi có môi trường làm việc cho đất nước với những người Việt Nam tử tế.
Đối với chúng tôi, anh không những là một người lãnh đạo mà còn là một chiến hữu luôn ân cần và giúp đỡ. Ngay cả sau khi anh không còn lãnh đạo tổ chức, chúng tôi vẫn sát cánh bên nhau, trong các chiến dịch như bầu cử tự do hoặc hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp do tổ chức PHVN phát động.
Ngoài là một nhà hoạt động đấu tranh, anh còn là một bình luận gia chính trị sâu sắc và bài viết của anh phổ biến rộng rãi, góp phần vào tiến trình dân chủ hóa đất nước.
Tuy nhiên, theo đánh giá của tôi, đóng góp nổi bật của anh, và bây giờ chưa được công nhận đúng mức, là đã cùng những thành viên sáng lập khác , dựng lên một tổ chức chính trị, sinh hoạt nghiêm chỉnh, theo tinh thần kỷ luật nhưng hoàn toàn dân chủ. Thể hiện cụ thể nhất là từ khi thành lập đến nay, Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam đã có 4 chủ tịch khác nhau. Chủ tịch hiện giờ là Nha Sĩ Chu Văn Cương.
Khi nghiên cứu lịch sử các tổ chức chính trị có thực lực, thông thường các nhà lãnh tụ khai sáng làm lãnh tụ cho đến khi nhắm mắt ra đi. Trong khi đó, qua những cuộc bầu cử lãnh đạo nghiêm chỉnh và dân chủ, 4 đời lãnh đạo khác nhau của Tổ Chức Phục Hưng luôn làm việc hài hòa và tương kính. Trong hoàn cảnh phôi thai của tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, biểu hiện này rất có giá trị.
Thỉnh thoảng tôi cũng thấy một vài người viết bài phê phán anh về một số vấn đề. Tôi luôn tôn trọng mọi ý kiến từ tán dương đến phê phán. Anh Trần Bình Nam dĩ nhiên không phải là một người hoàn hảo. Những người phê phán anh cũng vậy. Tuy nhiên vị trí của anh trong tâm trí của chúng tôi rất cao và chúng tôi luôn nghĩ đến anh với tấm lòng kính mến.
Muốn đền đáp ơn tri ngộ đối với anh Trần Bình Nam, điều cần làm chắc chắn là xúc tiến nhanh chóng tiến trình dân chủ hóa, hoàn tất hoài bão Phục Quốc và Hưng Quốc cho Việt Nam, là đất nước mà anh đã sinh ra, lớn lên và hy sinh cả đời để phục vụ.

Bùi Văn Phú - Kính gừi tang quyến Ông Trần Bình Nam

Kính gừi tang quyến Ông Trần Bình Nam,

Trước sự ra đi vĩnh viễn của ông Trần Bình Nam, xin được chia buồn cùng tang quyến, nguyên xin cho ông được yên nghỉ trong cõi vĩnh hằng.

Ông là một người mà tôi đã có dịp quen biết, sinh hoạt chính trị, báo chí, vận động hành lang và rất ngưỡng mộ những công việc của ông trong tiến trình góp phần vào việc đem lại tự do, dân chủ cho quê hương VN. Ông và Tổ chức Phục Hưng là hội đoàn đấu tranh tại hải ngoại đã đưa ra lời kêu gọi bỏ Điều 4 Hiến pháp VN, điều dành cho Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo tại VN. Tổ chức Phục Hưng cũng đã đứng ra vận động hành lang để Đài Á châu Tự do ra đời, đem tiếng nói dân chủ đến với người dân trong nước.

Trân trọng kính viếng và thương tiếc.

- Bùi Văn Phú


Sunday, March 13, 2016

Tập Thể Cựu Học Sinh Khải Định khóa 48-55 - Phạm Huy Tuấn (Tổng Đại Diện)

Vừa nhận được tin buồn Bạn TRẦN VĂN SƠN, tức Bình Luận Gia TRẦN BÌNH NAM đã tạ thế lúc 1 giờ 30  sáng ngày 11 tháng 3 năm 2016 nhằm ngày 3 tháng 2 năm Bính Thân tại San Diego, Nam California, hưởng thọ 83 tuổi.

Đại diện cho Tập Thể Cựu Học Sinh Khải Định khóa 48-55, chúng tôi xin chân thành Chia Buồn cùng các Con của Anh Sơn và Tang Quyến, thành kính cầu nguyện Hương Linh Bạn TRẦN VĂN SƠN sớm về cõi Vĩnh Hằng An Lạc.

Trân trọng

Phạm huy Tuấn (Tổng Đại Diện)

Vũ Đình Minh - Sự lựa chọn của bệnh nhân - sống thiền

Các cháu thân:

Chú gửi lời chia buồn với các cháu, tuy chính Chú cũng cần chia buồn vì sự ra đi của Ba.  Tin Ba đau nặng đến khá đột ngột qua bản thông tin của chính Ba soạn và gửi cho các người thân và quen biết.  Và tin Ba ra đi sáng nay lại còn đột ngột hơn nữa. 

Người ta thường nói lúc này là lúc vinh danh một cuộc sống.  Với Ba cháu, câu nói chí lý và chí tình. Quả thật cuộc sống của Ba là một thành công lớn về nhiều diện, từ học vấn, đến quân sự, đến hành chánh, đến chỉnh trị, đến bằng hữu, đến văn học và  tư tưởng...  Ba đã để lại dấu ấn tại nhiều điạ hạt, và cuộc sống của Ba đã ảnh hưởng đến rất nhiều người.  Tuy nhiên, quý nhất là những thành công của Ba trong cung cách con người đáng kính...

Chú đã xúc động lớn khi đọc bài báo cáo của Ba về bệnh nan y của chính ông. Chiều hôm qua chú mới khuây khỏa để viết một lá thư cho ông, để tỏ lòng quý trọng của Chú với Ba, một con người đặc biệt chú may mắn được thân thiết từ thời trung học.  Không ngờ khi thư của Chú  đến với Ba thì đã trễ, và tiếc hơn nữa là chắc chỉ trễ vài giờ.  Chú gửi lá thư ấy kèm theo thư này để chia sẻ với các cháu những cảm nghĩ của Chú về Ba.

Chú  Minh
*******************************************
Long Beach, ngày 10 tháng Ba, 2016
Sơn thân:
Mình đã đọc thông báo của Sơn về sức khỏe cũng như kinh nghiệm với bệnh ung thư, với tất cả sự chuyên chú và quan tâm thường lệ.  Riêng lần này mình vô cùng xúc động.
Té ra Sơn đau đã nhiều năm mà vẫn giữ cái đau một mình, không muốn bè bạn bận tâm.  Những thời điểm then chốt của quá trình bệnh lý bây giờ Sơn mới cho hay, nhưng mình nhớ lại những lúc ấy mình vẫn có linh tính chuyện gì bất an. Nhưng dù sao linh tính chỉ là linh tính, và dù có gặp Sơn cả giờ hay cả ngày mình cũng không đoán ra được sự trầm trọng của vấn đề.  Có lẽ lý do là tính quý bạn và hiếu khách của Sơn đã đánh lạc sự quan tâm của bằng hữu.
Lần Nga và mình cùng vợ chồng Ngự và cô Hà này xuống San Diego thăm Sơn, té ta Sơn đã phải dùng đến hóa học trị  liệu để chữa ung thư. Vậy mà Sơn vẫn như không là như không, chỉ lo cho chuyến thăm viếng của bạn được chu đáo như một cuộc du lịch tổ chức khéo, với buổi chiều sang Coronado tham quan và buổi tối đi ngắm đèn Giáng Sinh.
Mình lại nhớ đến buổi tiệc 48-55 đầu xuân năm nay, chỉ mới đầu tháng ba này.  Sơn lúc ấy đang gặp khúc rẽ không thuận lợi cho việc trị liệu mà vẫn bình thản phụ trách bài diễn văn đã nhận với ban tổ chức. 
Mới đầu mình nghĩ đề tài “Sự lựa chọn của bệnh nhân” có thể không thích hợp cho tiệc vui đầu xuân, nhưng lại yên chí vì với cái ngay thẳng, chân thành và thông minh, Sơn sẽ vượt lên trên sự kiêng kỵ thường tình để bài nói chuyện trở thành hấp dẫn và có nội dung cho đám bạn thân của một cử tọa đã quá tám tuần…   Bây giờ hiểu chuyện, mình thấy cái đầu óc quen phân tích của Sơn tất nhiên tư lự với vấn đề của cái quyền chọn lựa của người mắc chứng nan y, không phải trong hốt hoảng sợ hãi, mà chủ đích là duyệt lại cái nhìn về chuyện tử sinh, đúng với quá trình Phật tử bản thân.  
Mình cảm động nghĩ Sơn vẫn là Sơn. Trong lòng biết bao ưu tư mà vẫn bình thản mạch lạc và tỉnh táo, hoàn tất mọi chuyện lớn nhỏ đã nhận lãnh.  Việc không vui, thậm chí khó khăn, Sơn vẫn thi hành đến nơi đến chốn…

Thieu Q - Có lẻ còn đó những nỗi niềm

Con rất tiếc vừa nghe tin bệnh tình của Ông và ông lại từ chối điều trị.

Qua một số bài viết và Hội đoàn Ông tham gia sau biến cố 75, con nghĩ Ông luôn nặng tình với quê hương. 
Có lẻ còn đó những nỗi niềm Ông muốn gởi gắm tuy rằng thời gian là hữu hạn. 
Nhưng như Ông đã thấy, lịch sử loài người bao giờ cũng như bánh xe khổng lồ - nghiền nát và đào thải những chính thể không được lòng dân dù chính thể đó có tinh vi, bạo lực, ...

Con nghĩ, mọi lời chúc lúc này cũng không nhiều ý nghĩa tuy nhiên con luôn cầu mong Ông thanh thản.

#Con không chắc Ông nhận được email này, con xin mạn phép gởi đính kèm Chú Vệ.
#Nếu có dịp, con xin nhờ Chú ghé thăm và đọc giúp Ông.

 Thieu Q 

Cựu dân biểu Nguyễn Công Hoan

Trong s 34 anh em chúng tôi thì người tr nht là bé DUY, chng 3 tui, được M bng,  bên trái. Và người ln tui nht là Thy Trn văn Sơn, người Anh C ca chúng tôi (người choàng chiếc mn có 4 sc). Năm đó anh 44 tui. Anh gc người Huế. Ngày tôi hc lp Đ Nht, tc lp 12 bây gi  Trường Võ Tánh Nha trang thì Anh là giáo sư dy môn Vt lý. Anh tt nghip k sư cơ khí bên Pháp, nguyên là Trung tá Hi quân VNCH, ging dy Trường Hi quân Nha trang.


Trò KHÁNH - Sinh viên Khóa 2 Tạo tác 1970-1974

Kinh thưa Cô

Được tin Thầy đã qua đời
Xin thàhh thật chia buồn đến Cô  cùng tang quyến
Cầu nguyện cho hương linh Thầy sớm tiêu diêu miền cực lạc.
Kính chúc Cô cùng gia đìhh thân tâm an lạc.

Trò KHÁHH - Sinh viên Khóa 2 Tạo tác 1970-1974

Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, Sáng lập Chủ Nhiệm Báo Viên Giác, Hannover, Đức Quốc

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Vô cùng xúc động khi được tin:

Ông Trần Văn Sơn

Pháp danh Tâm Đạt
Bút hiệu Trần Bình Nam
Cộng tác viên báo Viên Giác, Đức Quốc
Sinh ngày 17.7.1933 tại Huế, Việt Nam
Đã thuận thế vô thường đi về cõi Phật A Di Đà
ngày 11.3.2016
tại San Diego, Hoa Kỳ
Thượng thọ 83 tuổi.

Chúng tôi chân thành phân ưu cùng đại gia đình tang quyến đồng thời cầu nguyện cho hương linh anh Tâm Đạt Trần Văn Sơn (bút hiệu Trần Bình Nam) sớm được vãn sanh miền Cực Lạc.

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

- Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, Sáng lập Chủ Nhiệm Báo Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
Hòa Thượng Thích Như Điển

- Phù Vân, Chủ Bút và toàn thể Ban Ban Biên Tập - Kỹ Thuật Báo Viên Giác, Đức Quốc
- Nhóm Những Cây Bút Nữ Báo Viên Giác: Nguyên Hạnh HTD, Phương Quỳnh, Hoa Lan, Trần Thị Hương Cau, Thi Thi Hồng Ngọc (Đức), Huỳnh Ngọc Nga (Ý), Trần Thị Nhật Hưng, Song Thư LTH (Thụy Sĩ).

Ông Trần Bình Nam qua đời, thọ 84 tuổi - Theo Báo Người Việt

WESTMINSTER (NV) - Ông Trần Văn Sơn, tức Trần Bình Nam, cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), cựu Trung Tá Hải Quân VNCH, đồng sáng lập Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, nhà bình luận thời cuộc, qua đời sáng 11 Tháng Ba, 2016, tại San Diego, California vì bệnh ung thư, thọ 84 tuổi.

Trong bài tự thuật về bệnh tình, đăng trên website riêng ngày 8 Tháng Ba, ông Trần Bình Nam kết thúc bằng câu: “Bài viết này chỉ còn một dòng cuối thông báo ngày kết thúc chương trình 'hospice' của tôi.”
Sang ngày 11 Tháng Ba, bài viết được thêm vào một câu nữa, câu thật sự cuối cùng: “Đây là dòng cuối từ các con của ông Trần Bình Nam: Ba của chúng con đã kết thúc chương trình 'hospice' trong một giấc ngủ nhẹ nhàng sáng ngày 11 Tháng Ba, 2016.”
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=224201&zoneid=3

Thuỷ Lâm Synh - Cao văn Duy và các bạn KD ở NT - Nhóm Khải Định 48-55 ở Nha Trang


Nhóm Khải Định 48-55 ở Nha Trang bàng hoàng và xúc động khi được tin " NGƯỜI BẠN LỚN" Trần Văn Sơn đã đi xa vĩnh viễn.
   Chúng tôi vô cùng tiếc thương  và chân thành chia sẻ nổi đau buồn này với tang quyến . Cầu mong Anh Linh bạn Sơn an vui ở cõi vĩnh hằng
              Cao văn Duy và các bạn KD ở NT
Anh TBN ơi,
Nghĩa là ngày anh ghé thăm gia đình em khi mới dọn về nam Cali thì anh đã mang trọng bệnh rồi. Cây sứ anh tặng đã rụng hết lá trong cái lạnh vừa qua. Chỉ mới lú vài mụt non, báo hiệu sự sống thì trong anh lại manh nha những huỷ diệt và nghiệt ngã của đau đớn.

Phạm Hồng Sơn -Tưởng nhớ và Kính trọng

Tưởng nhớ và Kính trọng

17/71933-11/3/2016 
Đời ngưỜi như chiếc lá

Nằm trong cơn gió vô tình

Lê Khắc Lý (Mr. Leslie K. Le) QLVNCH / CÐVN NC

Cháu Cương thân mến:

Bác là Lê Khắc Lý, bạn học cùng lớp cùng phòng với ba cháu, hồi còn học trường Khải Ðịnh, Huế.  Khi ở Mỹ, ba cháu đã ghé nhà bác ở Fullerton bàn chuyện chính trị.  Bác và ba cháu rất thân, tâm sự nhau nhiều lần!  Bác đau lắm khi nghe hung tin của ba cháu sáng nay!

Hôm qua, Thứ Năm, bác đâu có biết ba con đã gần kề ngày ra đi, bác đã gửi ba con một email! Bác copy theo đây cho cháu biết.

Về ciệc chung sự của ba cháu, nhờ cháu gửi cho bác và các bác bản Cáo Phó của các cháu.

Sau đây là email cuối cùng bác viết cho ba cháu mà không biết ba cháu không đọc được!!

Thăm bạn
Ly Le Khac




Bạn Sơn ơi!

Hôm nay Thứ Tư 9 tháng 3, 2016 tức Mồng Một Tháng Hai, Bính Thân, ngày ăn chay, nhưng mình và "bà Xã" cùng đi tới Hương Vỹ dự tiệc sinh nhật của Thái Doãn Ngà, dĩ nhiên là ăn mặn!  Bọn mình dự định sẽ ăn chay bù vào ngày mai.  Ngà có nói chuyện về tình trạng sức khỏe của Sơn.  Mình đã đọc email của Ngà sáng nay trước khi tới Hương Vỹ.  Trong email, Ngà có ghi website của Sơn để ai muốn đọc thì tìm đọc.  Mình click vào đó, nhưng computer của mình cho biết "page not available".  Nhưng khi tới Hương Vỹ thì nghe Ngà nói rõ.
Mình đau đớn quá!

Giờ này là 00:44 AM ngày Thứ Năm 10 tháng 3, 2016, sẽ là ngày bọn mình ăn chay bù.  Nhưng đọc email của bạn Lý Ðãi từ VN gửi về, có đính kèm bài của Sơn báo cho bạn bè biết về bệnh tình của Sơn.  Mình đang ngồi một mình trong phòng computer của mình viết mấy lời này gửi bạn đây.  Nước mắt tự nhiên chảy dài trên má!