Các cháu thân:
Chú gửi lời chia buồn với các cháu, tuy chính Chú cũng cần chia buồn vì sự ra đi của Ba. Tin Ba đau nặng đến khá đột ngột qua bản thông tin của chính Ba soạn và gửi cho các người thân và quen biết. Và tin Ba ra đi sáng nay lại còn đột ngột hơn nữa.
Người ta thường nói lúc này là lúc vinh danh một cuộc sống. Với Ba cháu, câu nói chí lý và chí tình. Quả thật cuộc sống của Ba là một thành công lớn về nhiều diện, từ học vấn, đến quân sự, đến hành chánh, đến chỉnh trị, đến bằng hữu, đến văn học và tư tưởng... Ba đã để lại dấu ấn tại nhiều điạ hạt, và cuộc sống của Ba đã ảnh hưởng đến rất nhiều người. Tuy nhiên, quý nhất là những thành công của Ba trong cung cách con người đáng kính...
Chú đã xúc động lớn khi đọc bài báo cáo của Ba về bệnh nan y của chính ông. Chiều hôm qua chú mới khuây khỏa để viết một lá thư cho ông, để tỏ lòng quý trọng của Chú với Ba, một con người đặc biệt chú may mắn được thân thiết từ thời trung học. Không ngờ khi thư của Chú đến với Ba thì đã trễ, và tiếc hơn nữa là chắc chỉ trễ vài giờ. Chú gửi lá thư ấy kèm theo thư này để chia sẻ với các cháu những cảm nghĩ của Chú về Ba.
Chú Minh
Chú gửi lời chia buồn với các cháu, tuy chính Chú cũng cần chia buồn vì sự ra đi của Ba. Tin Ba đau nặng đến khá đột ngột qua bản thông tin của chính Ba soạn và gửi cho các người thân và quen biết. Và tin Ba ra đi sáng nay lại còn đột ngột hơn nữa.
Người ta thường nói lúc này là lúc vinh danh một cuộc sống. Với Ba cháu, câu nói chí lý và chí tình. Quả thật cuộc sống của Ba là một thành công lớn về nhiều diện, từ học vấn, đến quân sự, đến hành chánh, đến chỉnh trị, đến bằng hữu, đến văn học và tư tưởng... Ba đã để lại dấu ấn tại nhiều điạ hạt, và cuộc sống của Ba đã ảnh hưởng đến rất nhiều người. Tuy nhiên, quý nhất là những thành công của Ba trong cung cách con người đáng kính...
Chú đã xúc động lớn khi đọc bài báo cáo của Ba về bệnh nan y của chính ông. Chiều hôm qua chú mới khuây khỏa để viết một lá thư cho ông, để tỏ lòng quý trọng của Chú với Ba, một con người đặc biệt chú may mắn được thân thiết từ thời trung học. Không ngờ khi thư của Chú đến với Ba thì đã trễ, và tiếc hơn nữa là chắc chỉ trễ vài giờ. Chú gửi lá thư ấy kèm theo thư này để chia sẻ với các cháu những cảm nghĩ của Chú về Ba.
Chú Minh
Long Beach, ngày 10 tháng Ba, 2016
Sơn thân:
Mình đã đọc thông báo của Sơn về sức
khỏe cũng như kinh nghiệm với bệnh ung thư, với tất cả sự chuyên chú và quan
tâm thường lệ. Riêng lần này mình vô
cùng xúc động.
Té ra Sơn đau đã nhiều năm mà vẫn giữ
cái đau một mình, không muốn bè bạn bận tâm.
Những thời điểm then chốt của quá trình bệnh lý bây giờ Sơn mới cho hay,
nhưng mình nhớ lại những lúc ấy mình vẫn có linh tính chuyện gì bất an. Nhưng dù
sao linh tính chỉ là linh tính, và dù có gặp Sơn cả giờ hay cả ngày mình cũng
không đoán ra được sự trầm trọng của vấn đề. Có lẽ lý do là tính quý bạn và hiếu khách của
Sơn đã đánh lạc sự quan tâm của bằng hữu.
Lần Nga và mình cùng vợ chồng Ngự và
cô Hà này xuống San Diego thăm Sơn, té ta Sơn đã phải dùng đến hóa học trị liệu để chữa ung thư. Vậy mà Sơn vẫn như không
là như không, chỉ lo cho chuyến thăm viếng của bạn được chu đáo như một cuộc du
lịch tổ chức khéo, với buổi chiều sang Coronado tham quan và buổi tối đi ngắm
đèn Giáng Sinh.
Mình lại nhớ đến buổi tiệc 48-55 đầu xuân
năm nay, chỉ mới đầu tháng ba này. Sơn
lúc ấy đang gặp khúc rẽ không thuận lợi cho việc trị liệu mà vẫn bình thản phụ
trách bài diễn văn đã nhận với ban tổ chức.
Mới đầu mình nghĩ đề tài “Sự lựa
chọn của bệnh nhân” có thể không thích hợp cho tiệc vui đầu xuân, nhưng lại
yên chí vì với cái ngay thẳng, chân thành và thông minh, Sơn sẽ vượt lên trên sự
kiêng kỵ thường tình để bài nói chuyện trở thành hấp dẫn và có nội dung cho đám
bạn thân của một cử tọa đã quá tám tuần… Bây giờ
hiểu chuyện, mình thấy cái đầu óc quen phân tích của Sơn tất nhiên tư lự với vấn
đề của cái quyền chọn lựa của người mắc chứng nan y, không phải trong hốt hoảng
sợ hãi, mà chủ đích là duyệt lại cái nhìn về chuyện tử sinh, đúng với quá trình
Phật tử bản thân.
Mình cảm động nghĩ Sơn vẫn là Sơn. Trong
lòng biết bao ưu tư mà vẫn bình thản mạch lạc và tỉnh táo, hoàn tất mọi chuyện
lớn nhỏ đã nhận lãnh. Việc không vui, thậm
chí khó khăn, Sơn vẫn thi hành đến nơi đến chốn…
Có lẽ cái mọi người quý nhất nơi Sơn
là cái ‘Ngã’ nhẹ nhàng, từ thời cả bọn chúng mình còn là học sinh trung học cho
đến bây giờ gặp lại nhau trong tuổi già tại hải ngoại.
Sơn lo việc chung trước rồi mới nghĩ đến nhu cầu riêng. Cách xử sự này thấm nhuần từ cung cách sống hàng
ngày, cho đến sinh hoạt tập thể, và sau cùng cho đến văn phong khi Sơn viết
lách…
Sự tỉnh táo hiếm có của Sơn làm mình
nghĩ đến hai chữ sống thiền, luôn
luôn bình thản nhìn sự việc bản thân hay ngoại giới. Ai cũng biết cái Tôi rất khó xử lý, có khi có thể nặng như chì, nhưng Sơn biết cách làm
nó nhẹ như bấc… Có lẽ tính ân cần với tha nhân cũng phát xuất
từ cái Ngã nhẹ nhàng của Sơn.
Bản thân mình đã được hưởng sự ân cần ấy, trong
cả tháng trời du lịch với nhau dưới Nam Mỹ khi mình chưa hoàn toàn làm quen với
cái đầu gối giả mới thay… Sơn như không tin rằng cây gậy mình mang theo
đủ bảo đảm an toàn khi di chuyển, và tuy kín đáo cánh tay của Sơn luôn luôn sẵn
sàng cho bạn mượn nếu cần. Tới những khoảng
đường khúc khủy, Sơn thường lẳng lặng quan sát địa hình địa vật để giúp bạn nếu
cần… Và tất cả săn sóc ấy không nói
thành lời, cũng không tạo ra mặc cảm nơi người tạm thời cần che chở.
Vậy mà đã hơn năm rồi, thời gian qua
nhanh… lại còn nhanh hơn nếu nghĩ đến những
ngày còn lại của giới già tụi mình, khi ai cũng đã quá cả cái tuổi “thất thập cổ
lại hy”…
Sau hết, mình còn muốn ghi nhận rằng Sơn
làm mình kiêu hãnh nghĩ là mặc dù giới hạn này nọ của con người, ngay trong bọn
mình đã có kẻ thực hiện được chuyện quan trọng nhất trên đời là giữ được một số
nguyên tắc cho cuộc sống… Và những
nguyên tắc ấy tuy rất khắt khe với chính Sơn, nhưng lại dễ dàng rộng rãi với bạn…
Mình hoàn toàn thông cảm trong khoảng
thời gian quý hóa trước mặt, Sơn cần sống với bản thân, để thì giờ cho những
suy tư quan trọng, và sự thăm viếng dù của ai cũng cần giới hạn tối đa. Tuy
nhiên, thỉnh thoảng viết cho mình vài hàng.
Thân ái
Minh
No comments:
Post a Comment